CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MỘT CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP
Khó khăn nhất hiện nay của giáo viên bộ môn chính là việc định hình quy trình xây dựng và tiến hành soạn giảng một chủ đề. Trong thực tế, chưa có sự thống nhất cuối cùng để đưa ra một hướng dẫn cụ thể, tất cả mới dừng lại ở việc tìm tòi, vừa thử nghiệm vừa rút kinh nghiệm.
Theo tìm hiểu bước đầu của tác giả, để xây dựng một chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một môn, nhiều môn.
Yêu cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề.
Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án theo chủ đề đã xây dựng. Có thể tham khảo theo mẫu sau:
Ngày soạn: ………………… Tuần: từ tuần… đến tuần…..
Ngày dạy: từ ngày … đến ngày…. Tiết: từ tiết….. đến tiết…….
TÊN CHỦ ĐỀ:………………………………
Số tiết: ……………………………
I. MỤC TIÊU (chung cho cả chủ đề)
1.Kiến thức: ……………………………
2.Kỹ năng: ……………………………..
Lưu ý: Đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình hiện hành, trên quan điểm phát triển năng lực học sinh
3. Năng lực cần phát triển……………
Lưu ý:
a. Bao gồm những năng lực chuyên biệt ở từng đơn vị kiến thức, bài hoặc chương cần phát triển cho học sinh khi học xong chủ đề.
b. Trong số các năng lực cần phát triển đó, giáo viên sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới tùy vào mục đích, yêu cầu và dung lượng của các đơn vị kiến thức được tích hợp trong chủ đề đó.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN Nội dung chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao |
…………………. …………………. | …………….. …………….. | …………….. …………….. | …………….. …………….. | …………….. …………….. |
Lưu ý:
1. Giáo viên mô tả chi tiết các mức độ cần đạt để phát triển năng lực cho HS, cơ sở của bảng mô tả này là các năng lực mà giáo viên đã đưa ra ở mục 3 phần I (mục tiêu).
2. Giáo viên không nhầm lẫn giữa bảng mô tả với ma trận đề kiểm tra.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Đối với chủ đề là một bài dạy với thời lượng là 1 tiết (45 phút ) hoặc nhiều tiết (bài có nhiều nội dung) giáo viên thiết kế hoạt động dạy học tương tự hoạt động dạy học trong các giáo án theo quy định hiện hành, như sau:
TL | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC |
| Hoạt động 1: Nội dung 1 ………………………… | Nhiệm vụ a, b,c ………………… | I. Nội dung 1: …………………. |
| Hoạt động 2: Nội dung 2 ………………………… | Nhiệm vụ a, b,c ……………….. | II. Nội dung 2: …………………. |
| Hoạt động 3: Nội dung 3 ………………………… | Nhiệm vụ a, b, c………………… | III. Nội dung 3: …………………. |
| ………………………….. | ……………………………. | …………………….. |
2. Đối với chủ đề có nhiều bài dạy (có thể các bài dạy trong 1 chương hoặc không phải là 1 chương nhưng có nhiều nội dung liên quan… giáo viên có thể tham khảo mẫu thiết kế như sau:
TL | HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | NỘI DUNG ĐẠT ĐƯỢC |
| Hoạt động 1: Nội dung 1 (bài 1) ……………………………. | Nhiệm vụ a, b, c, ……………................ | I. Nội dung 1: ………………………. |
| Hoạt động 2: Nội dung 2 (bài 2) …………………………… | Nhiệm vụ a, b, c, ……………………… | II. Nội dung 2: ………………………. |
| Hoạt động 3: Nội dung 3 (bài 3) | Nhiệm vu a, b, c, ……………………… | III. Nội dung 3: ………………………. |
| ……………………………. | …………………………………………. | ………………………..... |
Ngoài ra, các bước còn lại như củng cố, chuẩn bị nội dung học mới tương tự như giáo án theo quy định hiện hành.
Lưu ý: Về thời gian dạy dạng chủ đề có nhiều bài dạy
Giáo viên tự bố trí thời gian hợp lý cho từng nội dung nhưng phải đảm bảo cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần phát triển như đã yêu cầu ở phần mục tiêu và không được ít hơn hoặc nhiều hơn thời gian dành để dạy cho một chương hoặc cho nhiều bài (đã gộp lại thành một chủ đề) theo tổng số tiết đã được quy định trong phân phối chương trình.
Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập được đư ra theo kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngoài trời, nơi không gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thướng gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 5:Sau khi dạy học theo chủ để giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.
Thông thường trong dạy học chủ đề có một số lưu ý về câu hỏi/ bài tập như sau:
Một, phải căn cứ vào bảng mô tả ở trên giáo viên mới tiến hành xây dựng các câu hỏi và bài tập tương ứng để khai thác và kiểm tra đánh giá học sinh.
Hai, câu hỏi/ bài tập đưa ra nhằm kiểm tra, đánh giá việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong đó chú ý đến các năng lực cần phát triển sau khi học sinh học xong chủ đề (tương tự như câu hỏi/bài tập mà giáo viên dùng để củng cố bài trong các tiết dạy hiện nay).
Ba, đối với câu hỏi/ bài tập liên quan đến phát triển năng lực học sinh yêu cầu câu hỏi/bài tập đưa ra phải đánh giá được 4 mức độ như trong bảng mô tả (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao) trong đó ưu tiên những câu hỏi/bài tập gắn liền với thực tiễn đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết các tình huống thực tiễn đó.
Bốn, sau mỗi chủ đề giáo viên có thể kiểm tra học sinh dưới dạng đề kiểm tra 15 phút. Nếu sau chương hoặc sau các bài không nằm trong một chương nhưng giáo viên đã gộp lại để dạy dưới dạng một chủ đề mà có bài kiểm tra 1 tiết theo quy định của phân phối chương trình thì giáo viên xây dựng đề kiểm tra 1 tiết. Trong đề kiểm tra 1 tiết cũng phải đảm bảo các yêu cầu như ở mục 2, 3 của bước 5 này. Đề kiểm tra 15 phút hoặc một tiết giáo viên vẫn phải xây dựng ma trận đề.